Skip to content

TRÀ ĐẠO – NÉT VĂN HÓA ĐỘC ĐÁO CỦA NHẬT BẢN

Trà đạo đã trở thành một nét đẹp truyền thống của Nhật Bản từ bao đời nay. Thưởng trà là một hoạt động văn hóa giúp mọi người vừa thưởng thức trà vừa nghiền ngẫm những triết lý sống giúp tĩnh tâm và là phương tiện giúp con người làm sạch tâm hồn. Ngày nay, trà đạo được thực hiện như một sở thích, đồng thời cũng có rất nhiều buổi trải nghiệm trà đạo được tổ chức bởi nhiều tổ chức trên khắp Nhật Bản, bao gồm tại một số khu vườn truyền thống , trung tâm văn hóa hay khách sạn. Hãy cùng Naganuma Việt Nam tìm hiểu thêm về nét văn hóa độc đáo này nhé.

Về bối cảnh lịch sử

Trà được giới thiệu đến Nhật Bản vào thế kỷ thứ 8 từ Trung Quốc và chủ yếu được uống như một loại đồ uống dược liệu của các linh mục và giới thượng lưu. Mãi đến thời Muromachi (1333-1573), đồ uống này mới trở nên phổ biến trong mọi tầng lớp xã hội. Trong tầng lớp thượng lưu, các bữa tiệc trà cũng dần được lan rộng, tại đó những người tham gia sẽ giới thiệu những ly trà tinh tế và thể hiện kiến ​​thức về trà của họ.
Đồng thời, những bữa tiệc trà với sự đơn giản mang tính thiền định và nhấn mạnh vào tâm linh cũng dần trở nên thịnh hành. Chính từ những cuộc tụ họp này, văn hóa trà đạo được hình thành. Cha đẻ của phong cách uống trà hiện đại là Sen no Rikyu (1522-1591), một người theo chủ nghĩa giản dị và mộc mạc. Hầu hết các trường phái trà đạo ngày nay, bao gồm Omotesenke và Urasenke, đều được phát triển từ những lời dạy của ông.

Đặc trưng một buổi trà đạo

Một buổi trà đạo đầy đủ và trang trọng là một buổi thưởng trà kéo dài nhiều giờ bắt đầu bằng một bữa ăn kaiseki, sau đó là một bát trà dày và kết thúc bằng một bát trà mỏng. Tuy nhiên, hầu hết các buổi thưởng trà ngày nay là các buổi thưởng trà chỉ giới hạn trong thưởng thức một bát trà mỏng.


Tùy theo các trường phái trà đạo khác nhau mà có những khác biệt nhỏ trong giao thức pha trà, tuy nhiên, hầu hết các buổi thưởng thức trà đạo sẽ có những nét đặc trưng sau:
– Trang phục 
Việc mặc các bộ trang phục lòe loẹt và dùng nước hoa nồng mùi có thể làm mất tập trung vào việc trải nghiệm trà. Nên mặc quần áo khiêm tốn, không đeo các món trang sức có thể làm hỏng trà cụ và tránh dùng nước hoa.
– Vườn
Các địa điểm tổ chức trà đạo truyền thống sẽ được bao quanh bởi một khu vườn, tuy nhiên nhiều địa điểm hiện đại thì lại thiếu đi điều này. Khu vườn được tạo nhằm giúp duy trì không khí yên tĩnh và bình lặng cho người thưởng trà. Những loài hoa có màu sắc sặc sỡ hay mùi hương nồng đậm sẽ ít được trồng ở những khu vườn này để tránh gây xao lãng. Những viên đá có hình dạng và kích cỡ khác nhau trải dài trên con đường dẫn đến phòng trà. Một chiếc đèn lồng bằng đá được đặt gần một bồn đá gần lối vào nơi du khách rửa tay trước khi vào phòng trà.
– Trà thất

Theo truyền thống, các buổi thưởng trà được tổ chức trong một căn phòng trải tatami. Lối vào cho khách được xây khá thấp để khách phải cúi người khi bước vào, tượng trưng cho sự khiêm nhường. Trong phòng trà thường treo một tấm tranh hoặc đặt một bình hoa theo mùa ở tokonoma.
Sau khi cúi chào, vị khách đứng đầu bước vào phòng và ngồi vào chỗ ngồi gần tokonoma nhất, theo sau là những vị khách khác. Khi khách đã ngồi vào vị trí, theo thông lệ, họ sẽ cúi đầu chào một lần nữa trước khi quan sát các đồ trang trí được đặt trong căn phòng.

– 
Chuẩn bị trà
Chủ nhà thường chuẩn bị trà trước mặt khách. Các dụng cụ chính bao gồm chổi khuấy trà (chasen), hộp đựng bột trà (natsume), muỗng trà (chashaku), bát trà, hộp đựng kẹo hoặc đĩa, và ấm đun nước. Các dụng cụ được lựa chọn cẩn thận theo từng trường hợp và có vị trí cụ thể của nó.

– Thưởng thức trà
Một món ngọt sẽ được phục vụ trước khi thưởng trà. Chén trà được đặt trên tatami trước mặt khách, mặt trước của ly đối diện với khách. Nâng ly trà lên bằng tay phải và đặt ly trên lòng bàn tay trái. Khách sẽ dùng tay phải xoay ly trà khoảng 90 độ theo chiều kim đồng hồ để tránh uống ly trà ngay mặt chính diện. Không uống cạn ly trà trong một lần mà uống trong ba ngụm và đặt ly lại lên tatami. Cúi đầu và bày tỏ lòng biết ơn sau khi nhận và uống ly trà của mình.
Sau khi uống xong, xoay ly để phía trước mặt chủ nhà. Chủ nhà có thể hỏi liệu khách có muốn uống một vòng trà nữa không, và nếu khách trả lời không, bữa thưởng trà sẽ kết thúc khi chủ nhà rửa dụng cụ pha trà và sắp xếp các dụng cụ về vị trí như trước khi bắt đầu.

 


Một số địa điểm thưởng trà

Nếu bạn muốn một số địa điểm để có thể tự mình trải nghiệm và học hỏi thêm về trà đạo thì có thể tham khảo một số địa điểm sau đây:

1. Trung tâm văn hóa & thông tin du lịch Yanesen (Tokyo)
https://www.ti-yanesen.jp/experience/sado
Tại trung tâm văn hóa này, một buổi trà đạo sẽ được diễn ra tại một phòng trà Nhật Bản với sự hướng dẫn bằng tiếng Anh. Bạn không cần đặt chỗ trước. Địa điểm này  nằm ở một khu vực cũ của thị trấn, nơi có những ngôi nhà và cửa hàng gỗ cũ vẫn được giữ lại, sẽ là nơi thú vị để bạn có thể đi dạo.

2. New Otani Seiseian (Tokyo)
https://www.newotani.co.jp/en/tokyo/facility/
Seiseian, nằm ở tầng bảy của Garden Tower – nơi tổ chức các nghi lễ Trà đạo Nhật Bản từ 11:00 sáng đến 4:00 chiều vào mỗi thứ Ba, thứ Sáu và thứ Bảy.
3. Chazen (Tokyo)
http://www.chazen-us.com/
Các buổi trải nghiệm
 trà đạo ở Chazen được tổ chức bằng tiếng Anh và tiếng Trung Quốc. Nơi này nằm ở trung tâm của Ginza, bên cạnh nhà hát Kabuki-za, chợ cá Tsukiji và khu vườn Hamarikyu cũng ở gần địa điểm này.
4. Miyoshien chaho (Kyoto)
https://bikouen.com/
Là một địa điểm thưởng trà đơn giản và giản dị, với những nét truyền thống đặc sắc của  Kyoto xưa. Muốn đến đây, khách cần đặt trước một ngày.
5. The Urasenke Chado Tradition (Kyoto)
http://www.urasenke.or.jp/texte/index.html
Các buổi học trà đạo ở đây theo phong cách Ryurei, và được giảng dạy
 hoàn toàn bằng tiếng Nhật. Các buổi giảng dạy trà đạo dành cho cả người mới bắt đầu và trẻ em, bắt đầu vào lúc 10:00 sáng, 11:00 sáng, 1:00 chiều, 2:00 chiều và 3:00 chiều hàng ngày. Khách hàng cần liên hệ đặt chỗ trước khi tham gia.

Nguồn: japan-guide.com

Share on facebook
Share on twitter

No comment yet, add your voice below!


Add a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

HỌC BỔNG TOÀN PHẦN ASAHI
KỲ THÁNG 4/2020
ĐĂNG KÝ
KHÓA ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN TIẾNG NHẬT
Thứ 3 - Thứ 5
Khai Giảng 04/04/2020
ĐĂNG KÝ
LUYỆN THI N1, N2 ONLINE
Kỳ Tháng 7/2020
ĐĂNG KÝ
Previous
Next
December 2024
M T W T F S S
 1
2345678
9101112131415
16171819202122
23242526272829
3031